Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định

Để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, việc thành lập chi nhánh công ty là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty là việc này không đơn giản và yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và thủ tục cần thiết để bắt đầu mở chi nhánh công ty.

Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Là Gì?

Thành lập chi nhánh công ty là quá trình tạo ra một phân đoạn hoạt động kinh doanh mới của công ty gốc. Tuy nhiên, quá trình thành lập chi nhánh cần phải tuân thủ các quy định pháp luật và nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết.

Chi nhánh này hoạt động dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường có cùng tên với công ty gốc. Mục đích của việc thành lập chi nhánh là mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận thị trường mới, và cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm tại các vị trí khác nhau.

Công ty có thể lập nhiều chi nhánh tại cùng một địa phương hoặc ở nhiều địa phương khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, quá trình thành lập chi nhánh cần phải tuân thủ các quy định pháp luật và nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết.

Khi Nào Cần Thành Lập Chi Nhánh Công ty?

Khi nào cần thành lập chi nhánh công ty? Đây là một câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đều quan tâm. Trên thực tế, Thành lập chi nhánh công ty là một quá trình quan trọng khi bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Mở rộng thị trường tiêu thụ là một trong những lý do chính khiến doanh nghiệp quan tâm đến việc mở chi nhánh công ty. Khi doanh nghiệp đã đạt được sự phát triển ổn định tại một khu vực cụ thể, mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các vùng lân cận là một bước đi tự nhiên. Mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh cũng có những hạn chế và khó khăn.

Điều Kiện Cần Có Trước Khi Mở Chi Nhánh Công Ty

Điều kiện cần có trước khi mở chi nhánh công ty là một phần quan trọng trong quá trình thành lập chi nhánh. Dưới đây là một số điều kiện bạn cần xem xét:

  • Bắt buộc cần phải có doanh nghiệp trước mới có thể thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, không thể cùng một lúc thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh và thủ tục thành lập doanh nghiêp.
  • Đặt tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Địa chỉ trụ sở của chi nhánh phải là địa chỉ có thực và trong phải nằm trong lãnh thổ tại Việt Nam. Bao gồm 4 cấp địa chỉ và thông tin liên lạc như số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Ngành nghề đăng kí kinh doanh của chi nhánh cần phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty.
  • Chi nhánh chỉ được phép đăng ký cho những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký.
  • Người đại diện chi nhánh là cá nhân thành viên công ty hoặc người khác công ty; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; người đại diện không bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Đăng Ký Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Sẽ Được Lợi Gì?

Mở rộng hoạt động kinh doanh là một trong những lý do chính khiến doanh nghiệp quan tâm đến việc mở chi nhánh công ty. Khi doanh nghiệp đã đạt được sự phát triển ổn định tại một khu vực cụ thể, mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các vùng lân cận là một bước đi tự nhiên. Mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, đăng ký mở chi nhánh công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Chi nhánh có khả năng tự chủ triển khai hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả hơn;
  • Chi nhánh có thể được thành lập ở nhiều nơi, nên rất phù hợp với doanh nghiệp đang có dự định mở rộng quy mô kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng mới;
  • Đăng ký thành lập chi nhánh cũng giúp cho công ty tiếp cận khách hàng và đối tác một cách thuận tiện hơn. Đặc biệt khi mở rộng thêm chi nhánh ở những khu vực khác quận, huyện hoặc thành phố. Tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận được nhiều khách hàng mới;
  • Nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập. Từ đó, tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.

Quy Trình Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Theo Quy Định Mới

Quy trình thủ tục thành lập chi nhánh công ty sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin đăng ký và soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh. Cần tuân thủ hồ sơ đúng theo quy định, cụ thể cho từng loại hình công ty.

Bước 2: Người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh. Cách thứ 2 là nộp hồ sơ thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty qua mạng bằng cổng thông tin điện tử tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh là 03 ngày làm việc.

Bước 3: Hồ sơ sau khi được nộp và được chấp nhận hợp lệ. Sở KH & ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp.

Bước 4: Các công tác cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh:

Công bố thông tin chi nhánh công ty và khắc con dấu chi nhánh;

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài của chi nhánh;

Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính;

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử.

Những loại thuế chi nhánh công ty cần phải đóng

Chi nhánh công ty có nghĩa vụ đóng các khoản thuế tuỳ theo hình thức đã lựa chọn. Việc đóng các loại thuế của chi nhánh được phân loại với 02 hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc như sau:

Nộp thuế môn bài đối với chi nhánh

Trường hợp 1: Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Chi nhánh thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.

Trường hợp 2: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

  • Nếu chi nhánh công ty ở cùng tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh đến cơ quan thuế trụ sở chính để nộp tờ khai thuế môn bài.
  • Nếu chi nhánh công ty ở khác tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại cơ quan thuế của chi nhánh.

Nộp Thuế Giá trị gia tăng đối với chi nhánh

Đối với việc kê khai thuế GTGT, cả chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập đều tự kê khai thuế GTGT. Việc khai thuế GTGT được thực hiện theo tháng hoặc theo quý tùy từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

Nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh

  • Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
  • Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải kê khai và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Trụ sở chính sẽ tiến hành nộp hồ sơ khai thuế cho cả phần thu nhập của chi nhánh.

Dịch vụ thành lập công ty uy tín trọn gói tại Việt Mỹ

Trên đây là những thông tin tư vấn của Việt Mỹ về việc thành lập chi nhánh công ty. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty. Với thế mạnh về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cùng với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm. Hãy liên hệ với Hotline/Zalo: 028 2213 2268 – 0915 101 726 (Mrs. Thảo) hoặc 0908 847 986 (Mr. Nhân). Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *