Nội dung chính
Kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán tổng hợp là vị trí chịu trách nhiệm quản lý và ghi chép toàn bộ các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của sổ sách kế toán. Kế toán tổng hợp tập trung vào việc lập báo cáo tài chính, kiểm tra và đối chiếu các số liệu kế toán, hỗ trợ quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.
Mức lương kế toán tổng hợp hiện nay
Mức lương của kế toán tổng hợp có sự khác biệt tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vị trí địa lý, và kinh nghiệm của ứng viên. Hiện nay, mức lương trung bình của kế toán tổng hợp tại Việt Nam dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, đối với những kế toán có nhiều kinh nghiệm và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia, mức lương có thể cao hơn, đạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng hoặc thậm chí hơn.
Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Ghi chép và theo dõi các giao dịch tài chính: Đảm bảo tất cả các giao dịch tài chính được ghi chép đầy đủ và chính xác.
- Quản lý sổ sách kế toán: Duy trì và quản lý các sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo tài chính.
- Lập báo cáo tài chính: Chuẩn bị và trình bày các báo cáo tài chính định kỳ như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Kiểm tra và đối chiếu số liệu: Thực hiện các kiểm tra và đối chiếu số liệu kế toán để đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
- Hỗ trợ kiểm toán nội bộ và độc lập: Phối hợp với các kiểm toán viên nội bộ và độc lập để thực hiện các cuộc kiểm toán tài chính.
- Quản lý và kiểm soát ngân sách: Giám sát việc thực hiện ngân sách, phân tích các sai lệch và đề xuất các biện pháp điều chỉnh.
Các công việc của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, đảm bảo liên tục thu thập dữ liệu hàng ngày đến việc lên báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Các nhiệm vụ chính bao gồm:
Công việc hàng ngày:
- Thu thập, xử lý dữ liệu từ các chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày.
- Lập phiếu thu, chi, xuất hàng, nhập kho,… kịp thời để tránh thiếu sót.
- Nhập dữ liệu vào sổ quỹ và sổ tiền gửi.
Công việc hàng tháng:
- Kiểm soát công nợ của khách hàng và nhà cung cấp.
- Kê khai hóa đơn đầu ra trong tháng.
- Lập tờ khai thuế và báo cáo về sử dụng hóa đơn và các loại thuế.
- Tạo bảng tính lương và các khoản tiền thưởng cho nhân viên.
- Tính lại trị giá hàng tồn kho và giá vốn hàng hoá bán.
Nhiệm vụ hàng quý
– Kiểm tra và rà soát hóa đơn, chứng từ kế toán để lập tờ khai thuế GTGT hàng quý và tạm tính thuế TNCN và thuế doanh nghiệp.
– Chuẩn bị báo cáo tài chính và quản trị hàng quý theo yêu cầu từ Ban lãnh đạo.
Nhiệm vụ hàng năm
Giai đoạn đầu năm:
– Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm trước ngày 31/01, hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp mới thành lập nhận giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân (tháng 12 hoặc quý 4), và tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp (quý 4) của năm trước.
– Nộp báo cáo tài chính và tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) của năm trước trong vòng 90 ngày sau kỳ báo cáo kết thúc.
Giai đoạn cuối năm:
– Kiểm kê và đối chiếu lại hóa đơn, chứng từ để hạch toán hết các hóa đơn giá trị gia tăng và tránh việc hóa đơn sang năm sau sẽ ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, khách hàng, và giữa sổ báo cáo chi tiết và sổ báo cáo tổng hợp.
– Lập các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh và bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
Ngoài các nhiệm vụ thời điểm cố định, người làm kế toán tổng hợp phối hợp với kế toán trưởng và các kế toán viên khác để:
– Hỗ trợ phân công và giám sát công việc của kế toán viên.
– Tham gia công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.
– Đề xuất phương hướng xử lý công việc kế toán, tài chính còn tồn đọng, sai sót.
– Kiểm kê và quản lý chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán theo quy định.
– Phân tích số liệu trên báo cáo tài chính và tham gia vào việc giải trình và quyết toán thuế.
– Điều chỉnh các nghiệp vụ nộp phạt thuế doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan quyết toán thuế.
– Xây dựng và duy trì mối quan hệ với cục thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, …
Kỹ năng của kế toán tổng hợp cần phải có
Kế toán tổng hợp cần nắm vững nhiều kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả:
– Kiến thức chuyên môn: Nắm vững các nghiệp vụ liên quan đến kế toán – tài chính là điều kiện tiên quyết để bắt đầu và phát triển trong nghề.
– Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như Word, Excel, PowerPoint và các phần mềm kế toán như Misa, Fast, SAP phục vụ cho tính chất công việc kế toán
– Ngoại ngữ: Nắm vững ít nhất một ngoại ngữ giúp công việc diễn ra thuận lợi và nâng cao cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp
– Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Đặc tính quan trọng khi làm việc với số liệu.
– Khả năng suy luận logic, chịu áp lực và kỹ năng giao tiếp hiệu quả cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Công việc kế toán tổng hợp thường gặp các khó khăn gì?
Bất kì ngành nghề nào đều phải đối mặt với những khó khăn riêng, và kế toán tổng hợp không phải là ngoại lệ. Ngoài lợi ích về mức thu nhập cạnh tranh, công việc kế toán tổng hợp mang theo những thách thức đáng chú ý trong quá trình thực hiện công việc như:
Tuân thủ chuẩn mực kế toán: Cần chủ động cập nhật thông tin và quy định liên quan để đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán và tránh sự cố không mong muốn do biến động của thị trường.
Kiểm soát dữ liệu: Dù có sự hỗ trợ từ các phần mềm kế toán, nhưng vẫn cần sự cẩn thận tỉ mỉ và chỉnh chu trong việc xử lý dữ liệu để tránh mất dữ liệu do các lỗi không mong muốn.
Quản lý hóa đơn lớn: Phải xử lý một lượng lớn hóa đơn, kiểm tra tính hợp lệ và tránh nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra do áp lực khối lượng công việc.
Đọc đến đây, chúng ta có thể hiểu được vai trò quan trọng của kế toán tổng hợp trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn và mong muốn làm việc kế toán tổng hợp, hãy tham gia qua khóa học thực hành kế toán tổng hợp.