Kế toán quản trị là gì? Các công việc và vai trò của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một phần không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Vai trò của kế toán quản trị không chỉ dừng lại ở việc thu thập và phân tích thông tin tài chính mà còn mở rộng ra việc hỗ trợ các quyết định chiến lược. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “kế toán quản trị là gì” và vai trò của nó trong doanh nghiệp.

Kế Toán Quản Trị Là Gì?

Kế toán quản trị là một lĩnh vực của kế toán tập trung vào việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ kế toán.

Mục đích chính của kế toán quản trị là nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp nhà quản lý đưa ra quyết định hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị

Nhân viên kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chính của họ bao gồm:

  1. Lập kế hoạch ngân sách: Xây dựng và giám sát ngân sách hàng năm, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
  2. Phân tích chi phí: Xác định và phân tích các chi phí liên quan đến sản xuất và vận hành để tối ưu hóa lợi nhuận.
  3. Báo cáo quản trị: Chuẩn bị các báo cáo định kỳ nhằm cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả hoạt động của các bộ phận.
  4. Dự báo tài chính: Dự báo các xu hướng tài chính và đề xuất các biện pháp cải thiện.
  5. Hỗ trợ quyết định đầu tư: Đánh giá các dự án đầu tư, phân tích rủi ro và lợi nhuận để hỗ trợ quyết định đầu tư.
  6. Kiểm soát nội bộ: Thiết lập và duy trì các hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu tài chính và tuân thủ quy định.

Công việc của kế toán quản trị

Kế toán quản trị thực hiện nhiều công việc đa dạng nhằm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp, bao gồm:

  • Phân tích biến động chi phí: Xác định và phân tích các yếu tố gây ra sự biến động chi phí để điều chỉnh kế hoạch tài chính.
  • Quản lý tài sản cố định: Theo dõi và quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp, bao gồm khấu hao và bảo trì.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Sử dụng các chỉ số hiệu quả hoạt động (KPIs) để đánh giá và cải thiện hiệu suất của các bộ phận trong công ty.
  • Lập báo cáo tài chính nội bộ: Chuẩn bị các báo cáo tài chính dành riêng cho nhu cầu quản lý nội bộ, khác với các báo cáo tài chính công khai.
  • Phân tích lợi nhuận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ doanh thu đến chi phí, nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
  • Tư vấn chiến lược tài chính: Cung cấp các phân tích và lời khuyên chiến lược về tài chính để hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc định hướng chiến lược.

Vai trò của kế toán quản trị

Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định hoạt động kinh doanh. Nhìn chung vai trò của kế toán quản trị gắn liền với các nhiệm vụ sau:

Xây dựng kế hoạch

Các nhà quản trị sẽ phải lên kế kế hoạch kinh doanh cho một năm sẽ đề ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng để xây dựng kế hoạch, nhà quản trị phải b

Để xây dựng kế hoạch, các nhà quản lý phải dự đoán kết quả các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra, dựa trên cơ sở có sẵn từ kế toán quản trị, bao gồm thu thập, phân tích thông tin tài chính, đưa ra các dự báo và ước tính về tình hình tài chính trong tương lai. Trong quá trình xây dựng, họ phải liên kết tất cả các chỉ tiêu kinh tế với nhau, vẽ ra những tác động về nguyên nhân cũng như kết quả sẽ xảy ra trong tương lai.

Là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Để xây dựng kế hoạch, các nhà quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học sẵn có. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai.

Thực hiện tổ chức, điều hành

Đây là chức năng cơ bản của các kế toán quản trị, với mục đích truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho nội bộ doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động tại các bộ phận/ phòng ban theo kế hoạch đã phê duyệt. Với chức năng này, các nhà quản lý cần liên kết giữa các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn nhân sự hợp lý nhằm tối ưu các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Kiểm soát & đánh giá các kết quả thực hiện

Đối chiếu các chỉ tiêu của kết quả thực hiện với kế hoạch nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kết quả của doanh nghiệp. Thông qua đó, nhà quản lý có thể phân tích, thu nhận các thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Thực tế, việc kiểm tra, đánh giá thường lo so sánh, đối chiếu để cho thấy được sự khác nhau giữa việc thực thi và kế hoạch đã xây dựng. Qua đó có thể xác định những nguyên nhân gây ảnh hưởng để điều chỉnh quá trình thực hiện của từng cá nhân, bộ phận, nhằm giúp tổ chức hoạt động tối ưu hơn.

Ra quyết định

Ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của kế toán quản trị. Thông qua nguồn thông tin được thu thập, phân tích và chọn lọc, có thể giúp nhà quản lý đưa ra quyết định đối với từng hoạt động cụ thể trong quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí,…

Quá trình ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp từ nhiều thông tin khác nhau, trong số đó, các thông tin từ kế toán quản trị đóng vai trò quyết định và có độ tin cậy cao nhất. Kế toán quản trị đóng vai trò tổng hợp, phân tích, chọn lọc hệ thống thông tin đa dạng như chủng loại, số lượng, chi phí, vốn, lợi nhuận, thị trường,… nhằm giúp các nhà quản trị lựa chọn dễ dàng hơn.

  • Hỗ trợ ra quyết định: Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc ra quyết định chiến lược.
  • Định hướng chiến lược: Đánh giá và đề xuất các chiến lược tài chính để đạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn.
  • Kiểm soát và giám sát: Thiết lập các quy trình kiểm soát để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động: Phân tích và cải thiện các quy trình kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.
  • Quản lý rủi ro: Nhận diện, đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Tiêu chí so sánh 

Kế toán quản trị Kế toán tài chính

Mục đích 

Hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định hoạt động kinh doanh

Đánh giá, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.

Phục vụ việc lập báo cáo tài chính (BCTC)

Đối tượng sử dụng thông tin

Chủ yếu trong nội bộ công ty Chủ yếu bên ngoài: Cổ đông, Ngân hàng, Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc, Trưởng các phòng, ban…

Đặc điểm thông tin kế toán

Ưu tiên tính chính xác.

Tuân thủ các nguyên tắc về thông tin chuẩn mực và chế độ kế toán theo quy định.

Phản ánh quá khứ kết quả quá trình kinh doanh.

Ưu tiên tính kịp thời.

Thông tin mang tính chất linh hoạt, sáng tạo.

Phản ánh hiện tại, tương lai quá trình kinh doanh.

Phạm vi báo cáo 

Báo cáo nội bộ Toàn doanh nghiệp

Kỳ hạn lập báo cáo 

Theo định kỳ (năm)

Thường xuyên (Tuần, tháng, hàng năm)

Tính pháp lý 

Có tính pháp lý cao, ràng buộc với quy định pháp luật.

Không mang tính pháp lý.

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi lĩnh vực lại phục vụ các mục đích khác nhau và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *