Nhiều người vẫn thắc mắc liệu hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng hay không? Với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ và thủ tục đăng ký đơn giản, hộ kinh doanh đang ngày càng phổ biến trong các ngành như bán lẻ, dịch vụ ăn uống và thủ công mỹ nghệ. Để giải đáp mọi thắc mắc và nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng khám phá bài viết sau của Việt Mỹ, nơi cung cấp thông tin chi tiết và các quy định pháp lý liên quan.
1. Tư Cách Pháp Nhân Là Gì?
Tư cách pháp nhân là tổ chức được pháp luật công nhận để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Qua đó, các tổ chức này có thể tham gia các giao dịch, ký kết hợp đồng, và chịu trách nhiệm về những hành vi, nghĩa vụ của mình.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức có cơ cấu hoạt động rõ ràng, minh bạch;
- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Tổ chức có khả năng đại diện cho chính mình trong các giao dịch và mối quan hệ pháp lý một cách độc lập.
2. Hộ Kinh Doanh Có Tư Cách Pháp Nhân Không?
Căn cứ theo Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP được quy định cụ thể về hộ kinh doanh như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân/các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ;
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho 01 thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Dựa theo những quy định trên có thể thấy,
Do tính chất như vậy, hộ kinh doanh thường hoạt động theo cách riêng biệt, không liên tục, không sử dụng con dấu, không được phép mở chi nhánh hay văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp hiện đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Như vậy, dựa theo những quy định trên có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ và không có tư cách pháp nhân. Do vậy, hộ kinh doanh không có sử dụng con dấu riêng, không được mở chi nhánh hay văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp/tổ chức đang thực hiện.
3. Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Con Dấu Không?
Dựa theo Điều 5 của Nghị định 99/2016/NĐ-CP: Điều kiện sử dụng con dấu:
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng;
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, dựa theo quy định nêu trên, hộ kinh doanh sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để sử dụng con dấu pháp nhân. Tuy nhiên, hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu để cung cấp thông tin địa chỉ, logo, chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.
4. Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Mã Số Thuế Không?
Mặc dù hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, căn cứ (theo Điểm e Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019)
- Mã số thuế được cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho người đại diện hộ kinh doanh theo quy định.
- Hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Hộ kinh doanh sử dụng mã số thuế để kê khai và nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.
Như vậy, căn cứ theo hai điểm trên có thể thấy hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện đăng ký mã số thuế và là đối tượng “bắt buộc” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Khoản 8 Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
– 01 Tờ khai đăng ký thuế (mẫu 03-ĐK-TCT) hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh;
– 01 Bảng kê cửa hàng phụ thuộc theo mẫu 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có);
– 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người đại diện hộ kinh doanh;
– 01 Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện không trực tiếp đi đăng ký mã số thuế;
– 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người được ủy quyền đăng ký (trong trường hợp thành viên được ủy quyền đăng ký mã số thuế).
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế địa phương nơi đặt địa chỉ trụ sở.
Như vậy, trên đây là giải đáp về việc hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, Việt Mỹ vẫn khuyến khích bạn thành lập doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi nhất định và phát triền một cách lâu dài.