Kế toán thuế là gì? Vai trò và công việc của kế toán thuế

Bạn đang thắc mắc “Kế toán thuế là gì” và những công việc cụ thể liên quan đến nó? Hãy để VM giải đáp thông tin chi tiết về khái niệm, các công việc và vai trò về kế toán thuế. Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế (Tax Accountant) là một phần quan trọng của lĩnh vực kế toán tập trung vào việc xử lý, quản lý và tư vấn về các vấn đề liên quan đến thuế trong doanh nghiệp. 

Trách nhiệm của kế toán thuế là tính toán, khai báo, lập và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và tối ưu hóa nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp.

Kế toán thuế cần làm những gì? Các công việc của kế toán thuế

Công việc của kế toán thuế được phân chia theo các loại công việc sau đây: công việc đầu năm, hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và cuối năm.

1. Công việc đầu năm:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính của quý IV của năm trước.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý IV của năm trước.

2. Công việc hàng ngày:

  • Thu thập hóa đơn đầu ra và đầu vào.
  • Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn để đảm bảo tính chính xác và khớp nối với các chứng từ khác
  • Nộp tiền thuế nếu có các loại thuế phải nộp phát sinh.
  • Hạch toán các giao dịch ngân hàng như tiền đến, tiền đi.
  • Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và hạch toán các nghiệp vụ quỹ.
  • Sắp xếp, lưu trữ hóa đơn và chứng từ một cách khoa học.

3. Công việc hàng tháng

  • Thực hiện lập tờ khai cho các loại thuế khác nếu cần.
  • Chuẩn bị báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (đối với doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng).
  • Thực hiện bút toán phân bổ cho dụng cụ, công cụ và trích hao tài sản cố định.
  • Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và đề xuất phương án xử lý để tránh việc chồng chéo công việc vào cuối năm.

4. Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT 
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (báo cáo về số lượng hóa đơn đã sử dụng và hóa đơn huỷ).
  • Lưu ý: Hạn nộp của các báo cáo trên là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

5. Công việc cuối năm, kế toán thuế cần thực hiện các công việc quan trọng sau:

  • Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • Lập báo cáo thuế quý IV.
  • Chuẩn bị báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm.
  • Tổ chức lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của năm.
  • Sao kê ngân hàng

Vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thông qua các hoạt động sau:

Cung cấp thông tin kinh doanh chính xác: Bằng cách tổng hợp và phân tích số liệu thực tế, kế toán thuế giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.

Cầu nối với cơ quan Nhà nước: Kế toán thuế là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, thông qua việc lập và nộp các báo cáo thuế, giúp Nhà nước nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Đóng góp vào chính sách kinh tế: Kế toán thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Kế toán thuế đảm bảo doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, từ đó tránh được các khoản phạt và lãi suất phạt.

Cập nhật thông tin mới nhất về thuế: Kế toán thuế liên tục cập nhật các thay đổi về thuế để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về thuế mới nhất.

Trách nhiệm của kế toán thuế

Kế toán thuế có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến thuế cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến thuế, cần trực tiếp làm việc với cơ quan thuế để giải quyết.
  • Kiểm tra, đối chiếu thông tin bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
  • Lập báo cáo tổng hợp về thuế theo định kỳ, bao gồm cả trường hợp đột xuất.
  • Theo dõi tình hình tồn đọng, nộp ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp.
  • Lập bảng thống kê danh sách lưu trữ, giữ gìn, bảo quản hóa đơn thuế giá trị gia tăng, tránh tình trạng thất thoát hoặc hư hỏng.
  • Kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn thuế và báo cáo lên Cục Thuế.
  • Theo dõi, cập nhật thường xuyên các chính sách, thông tin mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Linh hoạt kiểm tra, đối chiếu các biên bản nhận hoặc trả hàng, tiến hành điều chỉnh doanh thu và báo cáo thuế khi có phát sinh.

Quyền Hạn của Kế Toán Thuế

  • Đề xuất và thực hiện hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo quy định của Luật thuế hiện hành.
  • Nhận xét và đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục.
  • Thực hiện các công việc khác liên quan đến thuế theo yêu cầu của cấp trên hoặc theo quy định pháp luật.
  • Trực thuộc Phòng Kế toán – Tài Vụ Công ty: chịu sự chỉ đạo, phân công, và điều hành trực tiếp của Trưởng phòng.
  • Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của Ban Giám Đốc (BGĐ) hoặc Kế Toán Trưởng (KTT).
  • Quan hệ với các đơn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình để đảm bảo hoàn thành tốt công tác.
  • Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ để đảm bảo tính chính xác và kịp thời của dữ liệu.

Trên đây là những thông tin tổng quan về kế toán thuế mà các bạn cần đọc để nắm rõ. Để trở thành một kế toán thuế chuyên nghiệp, không chỉ cần hiểu sâu về các quy định thuế và quy trình kê khai mà còn cần có kỹ năng quản lý chi tiết và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

>> Các vị trí kế toán phổ biến:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *