Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, câu hỏi “công ty mới thành lập cần làm những gì” được rất nhiều nhà khởi nghiệp thắc mắc và mong muốn giải đáp. Trong thực tế sau khi có Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, cần phải tiến hành một số thủ tục để chính thức đi vào hoạt động. Trong bài viết này, Việt Mỹ sẽ chia sẻ 10 công việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty.

1. Đăng Công Bố Thành Lập Doanh Nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trước hết chủ sở hữu của công ty, doanh nghiệp mới thành lập cần phải thực hiện việc đăng công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định. Thời hạn đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Để kiểm tra nội dung công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

  1. Truy cập vào trang web Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  2. Trên danh sách menu, chọn “Dịch vụ công”, sau đó chọn “Bố cáo điện tử”.
  3. Chọn “Tìm bố cáo”, sau đó chọn thông tin về loại công bố (chọn “Đăng ký mới”) và nhập mã số doanh nghiệp.
  4. Xác nhận và tải bản bố cáo điện tử file PDF về máy để xem.

2. Nộp Hồ Sơ Kê Khai Thuế Ban Đầu

Việc nộp hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ khai thuế ban đầu là một thủ tục rất quan trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập công ty cần phải làm.

2.1 Về hồ sơ khai thuế ban đầu

  1. Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  2. Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  3. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
  4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  5. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  6. CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty (bản photo);
  7. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  8. Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử;
  9. Ngoài ra, tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp trực tuyến).

2.2 Nơi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo bộ hồ sơ khai thuế ban đầu, bạn tiến hành nộp tại Cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp theo hình thức trực tiếp tại website thuedientu.gdt.gov.vn hoặc tại Chi cục Thuế tại địa điểm trụ sở chính của công ty.

2.3 Mức phạt khi nộp trễ thời gian thuế môn bài

Thời gian chậm nộp tờ khai thuế Mức phạt nộp chậm nộp tờ khai thuế
   01 – 05 ngày Phạt cảnh cáo
   01 – 10 ngày 400.000 – 1.000.000 VND
   10 – 20 ngày 800.000 – 2.000.000 VND
   20 – 30 ngày 1.200.000 – 3.000.000 VND
   30 – 40 ngày 1.600.000 – 4.000.000 VND
   40 – 90 ngày 2.000.000 – 5.000.000 VND

3. Mở Tài Khoản Ngân Hàng Công Ty

Pháp luật hiện hành không bắt buộc nhưng đây là thủ tục cần thiết cho các công ty, doanh nghiệp sau khi thành lập công ty để giao dịch khách hàng, đối tác.

Hiện nay, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp mới thành lập có thể mở tài khoản công ty tại một số ngân hàng như ACB Bank, VIB Bank, Techcombank,… Theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, từ 01/05/2021, công ty mới thành lập khi mở tài khoản ngân hàng thì không phải đăng ký với cơ quan Thuế như trước đây.

4. Mua Chữ Ký Số

Chữ ký số điện tử (hay còn gọi là token) là chữ ký của công ty dưới dạng USB, giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giao dịch qua mạng (như ký hợp đồng online, giao dịch trên Cổng thông tin quốc gia, giao dịch qua ngân hàng, Bảo hiểm xã hội cho người lao động,…) một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phải đóng dấu hay đi lại.

Chữ ký số điện tử của doanh nghiệp có giá trị tương đương với con dấu pháp nhân.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp như: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, NACENCOMM, NEWTEL, SAFE-CA, VINA,… Đây là các nhà cung cấp được phép cung cấp chữ ký số cho công ty theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp còn đang phân vân, chưa biết nên lựa chọn thương hiệu nào, hay mua chữ ký số ở đâu, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 0915.101.726 để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng, chi tiết.

5. Treo Bảng Hiệu Công Ty

Theo quy định, việc treo bảng hiệu công ty là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp mới thành lập. Vì vậy, doanh nghiệp mới thành lập cần tiến hành đặt làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính theo quy định ngay sau khi nhận được GPKD.

Trường hợp không thực hiện thủ tục theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Thậm chí, nếu bị cơ quan thuế phát hiện, doanh nghiệp còn bị khóa mã số thuế. Lúc này, ngoài nộp phạt hành chính, bạn cần làm thêm một thủ tục vô cùng phức tạp là mở lại mã số thuế.

6. Khắc Con Dấu Công Ty

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm con dấu.

  • Công ty hoàn toàn có quyền tự mình thực hiện việc này hoặc thuê một đơn vị khắc dấu để làm con dấu. Số lượng tùy thuộc vào công ty.
  • Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không cần làm thủ tục thông báo mẫu dấu với Sở Kế hoạch & Đầu tư trước khi sử dụng con dấu.

Về hình thức, con dấu mỗi doanh nghiệp cần phải thống nhất về hình dạng, nội dung và kích thước (có thể là hình tròn, hình đa giác hoặc có hình dạng khác). Tuy nhiên, nội dung của con dấu phải bao gồm hai thông tin quan trọng đó là tên doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp.

7. Phát Hành Hóa Đơn Điện Tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC từ ngày 01/07/2022 doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ theo. Sau đó, doanh nghiệp mới thành lập phải tiến hành làm thủ tục thông báo phát hành hoá đơn điện tử.

Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (có chữ ký và đóng dấu của người đại diện pháp luật doanh nghiệp).
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Mẫu hóa đơn điện tử.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp lựa chọn như: Easy-invoice, Viettel, Bkav, Misa, M-Invoice… với mức giá rất cạnh tranh. Nếu trường hợp doanh nghiệp phân vân không biết nên lựa chọn mua hóa đơn điện tử nhà cung cấp nào, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 0915.101.726 để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng, chi tiết.

8. Nộp Lệ Phí Môn Bài

Nộp tờ khai lệ phí môn bài là thủ tục quan trọng nhất, cần ưu tiên thực hiện của mỗi doanh nghiệp mới thành lập.

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài:

  • Doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 1 năm sau năm thành lập (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).

Mức phí môn bài đối với doanh nghiệp phải đóng:

Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập. Từ năm 2 trở đi, mức phí môn bài doanh nghiệp cần phải đóng như sau:

Vốn điều lệ

Lệ phí môn bài phải đóng
   Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
   Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
   Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… 1.000.000 đồng/năm

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

  • Thời hạn chậm nhất của nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 1 hàng năm (theo Khoản 9, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
  • Quá thời hạn quy định mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền lệ phí môn bài, thì theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ bị phạt do chậm nộp lệ phí môn bài như sau:
Khoảng thời gian chậm nộp tờ khai về lệ phí Mức phạt (VNĐ)
   1 – 5 ngày Phạt cảnh cáo (trường hợp có tình tiết giảm nhẹ).
   1 – 30 ngày 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng
   31 – 60 ngày 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng

Công thức tính mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài như sau: Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp.

  • Ví dụ: Tiền lệ phí môn bài phải đóng là 3.000.000đ/năm, số ngày chậm nộp là 21 ngày, thì số tiền phạt = 3.000.000 x 0.03% x 21 = 18.900đ.

9. Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Cho Người Lao Động

Doanh nghiệp có trách nhiệm phải làm hồ sơ đóng tiền BHXH cho người lao động có ký hợp đồng với doanh nghiệp và có thời hạn hợp đồng từ 1 tháng trở lên, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức ký kết hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:

  • Mẫu TK3-TS và mẫu D02-LT
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
  • Hợp đồng lao động công ty – nhân viên
  • Mẫu TK1-TS do người lao động khai

Lưu ý: Xử phạt trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động

  • Nếu doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân viên, sẽ bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tổng số tiền phạt tối đa không vượt qua 75 triệu đồng.
  • Nếu doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, có thể bị phạt từ 50 đến 70 triệu đồng.

10. Góp Vốn Điều Lệ Thành Lập Đúng Thời Hạn

Ngoài các thủ tục trên, sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, trong vòng 90 ngày, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết góp. Việc này cần được thực hiện đúng hạn để tránh trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn giảm vốn điều lệ gây mất nhiều thời gian.

11. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Phải Làm Gì

1. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?

Những việc doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm bao gồm:

  • Đăng công bố thành lập doanh nghiệp;
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Mua chữ ký số;
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính;
  • Khắc con dấu công ty;
  • Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
  • Nộp tờ khai thuế (lệ phí) môn bài;
  • Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên;
  • Hoàn thiện các điều kiện về vốn.

2. Doanh nghiệp, công ty mới thành lập có bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng không?

Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng nhưng đây là thủ tục cần thiết cho các công ty, doanh nghiệp sau khi thành lập công ty có thể dễ dàng thực hiện giao dịch khách hàng, đối tác.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu đối với công ty mới thành lập?

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.

4. Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài?

Có, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập. Từ năm 2 trở đi, doanh nghiệp mới cần phải đóng thuế môn bài

5. Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế gì?

Căn cứ quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013, 2014) thì chế độ ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN được áp dụng theo các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được ưu đãi chứ không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có được thành lập mới hay không.

Đồng nghĩa, doanh nghiệp mới thành lập chỉ được miễn thuế TNDN nếu được thành lập để thực hiện dự án đầu tư mới thuộc đối tượng được miễn thuế TNDN và chỉ được miễn thuế TNDN trong một thời gian nhất định.

Như vậy, qua bài viết trên, Việt Mỹ giúp bạn nắm được thông tin “Công ty mới thành lập cần làm những gì?”. Chủ doanh nghiệp nên cập nhật thêm nhiều thông tin về các thủ tục cần làm sau thành lập để có thể hoàn thiện quá trình thành lập công ty. Nếu doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, liên lạc ngay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *